Hóa Chất Phân Tích Huyết Học
Liên hệ
1 Hóa chất huyết học
Hóa chất huyết học sử dụng trong phân tích tế bào máu đó là các hóa chất pha loãng, trong đó bao gồm các thành phần:
– Muối vô cơ
– Đệm vô cơ và đệm hữu cơ
– Chất hoạt động bề mặt
– Chất bảo quản
Độ pH được điều chỉnh dao động từ 6.0 – 8.0, áp suất thẩm thấu nằm trong khoảng 200 – 400 miliosmoles.
Hóa chất huyết học có tác dụng pha loãng tế bào máu khi phân tích, đồng thời giúp duy trì ổn định tế bào hồng cầu trong buồng đếm hồng cầu, ly giải tế bào hồng cầu để dễ dàng phân tích bạch cầu trong buồng đếm bạch cầu.
Hóa chất huyết học có một số đặc tính sau:
1. Có tính dẫn điện: bởi vì có các thành phần các chất điện giải
2. Có tính đẳng trương: giúp duy trì ổn định hình dạng, kích thước của tế bào hồng cầu
3. Thành phần chất ly giải hồng cầu không gây hại, cũng như không làm bất hoạt tế bào bạch cầu
4. Bảo tồn cấu trúc Hemoglobin sau khi ly giải hồng cầu bằng Cyanmethemoglobin, để phép đo Hb là chính xác nhất.
5. Độ pH=7.4, áp suất thẩm thấu: 312 mOsm (bằng với pH và áp suất thẩm thấu của máu)
2. Đặc tính của muối vô cơ
Muối vô cơ thường là hỗn hợp của NaCl và Na2SO4, vai trò của chúng là:
– Tạo ra áp suất thẩm thấu bằng với áp suất thẩm thấu của máu
– Cung cấp các chất điện giải, giúp dung dịch có tính dẫn điện
Hóa chất huyết học có một số đặc tính sau:
1. Có tính dẫn điện: bởi vì có các thành phần các chất điện giải
2. Có tính đẳng trương: giúp duy trì ổn định hình dạng, kích thước của tế bào hồng cầu
3. Thành phần chất ly giải hồng cầu không gây hại, cũng như không làm bất hoạt tế bào bạch cầu
4. Bảo tồn cấu trúc Hemoglobin sau khi ly giải hồng cầu bằng Cyanmethemoglobin, để phép đo Hb là chính xác nhất.
5. Độ pH=7.4, áp suất thẩm thấu: 312 mOsm (bằng với pH và áp suất thẩm thấu của máu)
2. Đặc tính của muối vô cơ
Muối vô cơ thường là hỗn hợp của NaCl và Na2SO4, vai trò của chúng là:
– Tạo ra áp suất thẩm thấu bằng với áp suất thẩm thấu của máu
– Cung cấp các chất điện giải, giúp dung dịch có tính dẫn điện
3. Đặc tính của đệm vô cơ
– Thành phần đệm vô cơ là cặp NaH2PO4 và Na2HPO4.
– Vai trò của đệm vô cơ là:
– Thành phần đệm vô cơ là cặp NaH2PO4 và Na2HPO4.
– Vai trò của đệm vô cơ là:
- Giúp ổn định, duy trì pH=7.4 của dung dịch, để cân bằng với pH máu
- Kết hợp với chất hoạt động bề mặt giúp phân tách các cụm tế bào máu, chống kết dính giữa các tế bào, ngăn chặn tế bào bám dính vào thiết bị/buồng đếm/ống dẫn,…
4. Đặc tính của chất hoạt động bề mặt
– Thành phẩn của chất hoạt động bề mặt gồm: n-Dodecyl-D-Maltoside, n-Tetradecyl-D-Maltoside, n-Dodecyl-D-glucopyranoside, n-Decyl-D-glucopyranoside.
– Vai trò của chất hoạt động bề mặt:
- Tăng cường độ hòa tan và độ ổn định của dung dịch đẳng trương
- Làm giảm sức căng bề mặt
- Ngăn ngừa hình thành bọt khí
- Phân tách hồng cầu và tiểu cầu
5. Đặc tính của chất bảo quản
Thành phần Proclin trong chất bảo quản, giúp ngăn chặn sự sinh sống và phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.